Những mô hình chuồng nuôi ếch phổ biến hiện nay

mất:5 phút, 46 giây để đọc.

Thịt của ếch mang trong mình một nguồn dinh dưỡng cực kỳ dồi dào. Hỗ trợ rất tốt đến cho sức khỏe của con người và có thể mang chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, thơm ngon. Tuy nhiên lượng ếch đồng đã ngày càng giảm đi. Nhưng trong khi đó, nhu cầu về tiêu thị thịt ếch lại tăng lên đáng kể. Điều này đã giúp cho việc chăn nuôi ếch thương phẩm đã được ra đời. Mở ra nhiều cơ hội nuôi trồng, kinh doanh cho người nông dân. Tuy nhiên không phải ai mới bước chân vào chăn nuôi đều có thể tự mình làm được hết mọi việc. Nên quan tâm gì về loài vật này? Có những loại mô hình chuồng nuôi ếch phổ biến nào? Cách xây dựng chuồng nuôi ếch?

Hãy để nongnghiepthuysan chia sẻ đến bạn một số mô hình chuồng nuôi ếch để giải đáp được thắc mắc này của bạn nhé!

Đặc điểm cần lưu ý của loài ếch

Ếch thường thích sống trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch với điều kiện độ mặn không quá 5‰, pH nước trong khoảng 6,5 – 8,5, nhiệt độ nước tốt nhất 28 – 300C. Ếch khá thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạy cảm với kim loại nặng, tàn thuốc lá và các chất độc khác.

Mùa vụ sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 – 11). Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 – 4.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 – 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 – 4 tuần.

Mô hình nuôi ếch bằng lưới

Không cần đất để xây dựng chuồng trại nuôi ếch, ông Lã Đức Quảng ở xã Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội đã tận dụng diện tích mặt nước khu Suối Hai để vừa nuôi cá vừa nuôi ếch.

Trên là ếch, dưới là cá, đây là cách thức nuôi kết hợp độc đáo của ông Quảng. Thức ăn rơi vãi của ếch sẽ là nguồn thức ăn cho cá. Điều này giảm được số lượng thức ăn cung cấp cho cá, đồng thời hạn chế khả năng ao nuôi bị ô nhiễm. Kết hợp với việc nuôi ếch ở vùng nước lưu thông, đàn ếch của ông Quảng giảm 20% các loại bệnh.

Một trong những kỹ thuật bảo đảm hiệu quả chăn nuôi của ông Quảng là thiết kế chuồng nuôi ếch bằng các tấm lưới nilon. “Việc sử dụng lưới nilon nuôi ếch giúp tôi tiết kiệm khoảng 60% chi phí so với làm bể xi măng như trước kia”- Ông Quảng chia sẻ.

Mô hình nuôi ếch bằng lưới

Ông Quảng xây dựng lồng nuôi và thực hiện các biện pháp chăm sóc ếch theo đúng hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Sau đây là hướng dẫn về cách làm lồng lưới và một số chú ý khi chăm sóc ếch

Cách làm lồng lưới để nuôi ếch

Vị trí đặt lồng: Các lồng ếch và lồng cá được đặt ở cách bờ 20m, nơi có mực nước sâu dưới 5m. Ở vị trí này các lồng cá, lồng ếch sẽ có nguồn nước ra nước vào. Từ đó hạn chế được ô nhiễm môi trường nước.

Mắt lưới lồng: Lồng nuôi ếch là loại lưới nilon. Kích cỡ mắt lưới khoảng 0,5-1cm. Không nên dùng mắt lưới lớn hơn 1cm, ếch sẽ dễ bị thất thoát ra ngoài, hoặc nếu mắt lưới mau thì những chất thải của ếch sẽ tích tụ, gây ô nhiễm lồng nuôi.

Kích thước lồng: Lồng nuôi ếch được thiết kế như chiếc mùng quay ngược có nắp đậy. Kích thước dài khoảng 4m, rộng khoảng 3m, chiều sâu khoảng 1,2m. Với kích thước lưới như trêncó thể nuôi được khoảng 1.000 con ếch thương phẩm từ 100-200 gam.

Các thiết bị khác:

  • Lồng lưới đặt sao cho cách mặt nước khoảng 40-50 cm. Bên cạnh đó, để phòng tốt hơn trường hợp ếch nhảy ra, nên lắp nắp lồng ở trên
  • Nắp lồng còn có tác dụng tránh nhiều địch hại cho ếch như rắn, chim. Nắp lồng che đậy xung quanh, chừa một khoảng ở giữa. Chiều rộng của nắp lồng là 50 cm
  • Mặt dưới của lồng sát mặt nước nên xếp các miếng xốp. Nhằm làm chỗ nghỉ cho ếch và vãi thức ăn cho ếch. Dùng các miếng xốp có kích thước rộng 30 cm, dài 40 cm, đặt ở  dưới đáy chiếc lưới. Khoảng cách giữa các tấm xốp là 20-25 cm. Những miếng xốp này có thể vệ sinh dễ dàng bằng cách lật ngược 2 mặt thay đổi nhau. Việc vệ sinh cho ếch sẽ tốt hơn

Mô hình nuôi ếch bằng chuồng gạch

Diện tích: dài: 8m, rộng: 3.5m, cao: 1,2m
Xây bằng gạch không cần tô xi măng,không cần tô đáy hồ (Nếu tô đáy hồ bằng xi măng thì con ếch sẽ bị trầy mình dẩn tới bỏ ăn và ghẻ lở loét rồi chết)

Đáy hồ làm cho bằng phẳng không cần độ nghiên nhiều, ở giữa làm 1 đường thoát nước sâu khoản 5cm.

Làm ống thoát nước bằng ống nhựa (phi 60)

Đáy lót bạt nhựa loại 2 lớp kích thước: 4m x 9m

Xếp các góc của bạt nhựa lại sao cho giữ nước lại là được, dùng đinh cố định bạt nhựa lại.

Mô hình nuôi ếch bằng chuồng gạch

Ống thoát nước: Về ống xả nước dùng lưỡi dao lam cạo râu cắt tấm bạt nhựa 1 hình tròn gần bằng ống 60. Sau đó khoét tường 1 lổ ngay chỗ bạn làm nơi thoát nước để ống 60 vào và dùng dây thun cố định phần bạt nilon và ống

Ống thoát nước: Ống nhựa phi 60 chiều dài 70cm. 1 đầu dùng keo dán ống nhựa dán kín lại bằng nắp đậy. Đầu kia dán với ống nối to hơn ống phi60. Ở giữa dùng máy khoan hoặc cây sắt nung với lửa khoan lổ, lổ thoát nước nhỏ hơn con ếch

Cần lưu ý gì về chuồng nuôi ếch?

Cần hạn chế ánh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ. Tránh kẻ thù gây hại như: rắn, mèo, chuột, chim.. Đáy bể nên làm hơi nghiêng để dễ thay nước. Chú ý, bể nuôi ếch không nên che mát hoàn toàn. Trong bể nuôi nên làm những ụ đất hoặc phao (bè) nổi trên mặt nước đủ cho tất cả ếch trong bể có thể trú ngụ. Mực nước trong bể nuôi 20-25cm. Nên thường xuyên phun nước tưới cho ếch, nhất là vào lúc trưa nắng

Nguồn: me.phununet.com

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *