Mô hình nuôi cá trê thương phẩm đang ngày càng được nhiều hộ nông dân chăn nuôi thủy sản quan tâm và lựa chọn. Không chỉ mang lại nguồn lợi về mặt thu nhập cho người nông dân. Nó còn góp phần rất lớn đến tình hình kinh tế của nước ta. Nếu bạn nghĩ rằng để nuôi được cá trê phải cần có ao nuôi diện tích lớn mới làm được. Thì hôm nay nongnghiepthuysan.com sẽ giới thiệu đến bạn mô hình chăn nuôi cá trê bằng bể xi măng. Mô hình này với nhiều tác dụng ưu việt và cũng phù hợp cho nhiều gia đình có diện tích đất chăn nuôi nhỏ.
Lợi ích của mô hình nuôi cá trê bằng bể xi măng
Ưu điểm của phương thức nuôi cá trê trong hồ xi măng là dễ nhìn thấy, dễ kiểm soát. Qúa trình chăm sóc cho cá cũng tốt hơn. Nắm rõ được môi trường nước và dịch bệnh, chủ động được nguồn nước và ít rủi ro do thiên tai do đó có thể tăng vụ nuôi.
Từ đó những yếu tố ngoại cảnh từ bên ngoài sẽ khó tác động được đến vật nuôi. Tăng được năng suất chăn nuôi lên cao.
Những điều cần lưu ý khi xây dựng bể cá trê để dùng cho chăn nuôi
Xây dựng hồ xi măng nuôi cá trê trong nhà
- Hình dáng: bể xi măng hình chữ nhật.
- Diện tích phù hợp nhất: 15 – 20m2. Chỉ cần từ 20 m2 trở lên là có thể xây bể nuôi.
- Độ sâu cần thiết: 1 – 1,5m
Nền bể xi măng nên xây với độ nghiêng khoảng 5 – 10% về phía ống thoát nước. Dưới nền trải một lớp cát dày khoảng 5 – 10cm để khi cá trê tiếp xúc với đáy bể xi măng không bị tổn thương, xước xát. Bể xây không cần cầu kỳ, chỉ cần láng nhẵn phần nền, có bờ gạch bao quanh với chiều cao từ 60 cm trở lên.
Bể nuôi tốt nhất nên thiết kế mái che bằng các loại vật liệu như bạt và nilon để chống nóng cho cá.
Điều kiện môi trường nước nuôi cá trê bằng bể xi măng
- Độ mặn dưới 5 ‰
- Độ pH từ 5,5 – 8,0
- Có thể sống được trong môi trường oxy thấp từ 1 – 2mg/ lít (nhờ cơ quan hô hấp phụ)
Trong mỗi bể nuôi cần thiết kế hệ thống cống cấp và thoát nước. Đồng thời cát cũng có chức năng lọc nước nên sẽ giúp bà con tiết kiệm được một lượng nước sạch để nuôi cá trê.
Xử lý bể xi măng trước khi thả cá nuôi
Nên hoàn thiện bể trước ít nhất 1 tháng khi nuôi cá. Tương tự như mô hình nuôi cá trê ở ao. Trước khi thả cá, bể xi măng cũng cần được xử lý. Đối với bể cũ đã từng nuôi thì chỉ cần rửa sạch bằng nước. Để ngâm nước khoảng 5 – 7 ngày sau đó tháo nước, rửa lại.
Đối với bể mới xây, bà con dùng phèn chua để ngâm trong bể mục đích làm giảm mùi của xi măng, loại bỏ vụn xi măng còn lại. Cũng ngâm khoảng 5 – 7 ngày thì tháo nước, rửa sạch. Sau đó tiếp tục ngâm bằng nước bình thường 5 ngày tiếp theo. Xả đi, rửa lại lần cuối cùng là bà con có thể thả cá giống.
Học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi cá trê trong bể xi măng
Tuy nhiên kỹ thuật nuôi cá trê đến nay còn rất mới mẻ đối với nhiều người. Vì vậy để đảm bảo cho cá sinh sinh trưởng và phát triển tốt thì đòi hỏi người nuôi giống cá này phải nắm vững những nguyên tắc, kinh nghiệm cơ bản cần thiết.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá trê, anh Trí là một người chăn nuôi cá trê bằng bể xi măng đã thành công đã chia sẻ. Cá trê thường ăn ở tầng đáy ao, thích chui rúc nên cấy bè rau trên mặt ao vừa tận dụng làm thức ăn vừa là nơi trú ẩn cho cá. Tập tính của cá trê là ăn theo đàn. Vậy nên cần cho ăn vào một số giờ nhất định trong ngày để tất cả đàn cá đều được ăn và đạt độ đồng đều về trọng lượng. Bên cạnh đó, cần chủ động trộn thuốc vào thức ăn để phòng bệnh đường ruột cho chúng.
Nguồn: africangreenrevolutionconference.com