Cúm lợn cổ điển là một loại bệnh bầy đàn. Thời gian ủ bệnh thường từ 1-3 ngày, bệnh khởi phát đột ngột và lây lan nhanh nên có thể thấy hầu hết lợn trong đàn đều phát bệnh đồng loạt. Lợn mẫn cảm có thể phát bệnh đột ngột với các biểu hiện: sốt cao từ 40,5 đến 41,5 độ C. Con vật mệt mỏi, bỏ ăn, nằm co ro một chỗ, lười vận động, thậm chí không đi lại được. Lợn có biểu hiện cảm: hắt hơi, ho, sổ mũi, chảy nước mũi nhiều.
Ho có thể rất dữ dội như chó sủa, lợn khó thở, phải há miệng thở, thở bụng, một số con có thể bị viêm kết mạc, con gầy sút, gầy mòn do biếng ăn, lười vận động. Ở lợn nái có các biểu hiện rối loạn sinh sản như sẩy thai, thai chết lưu, nhẹ cân, còi cọc, tỷ lệ chết cao. Vì căn bệnh này ảnh hưởng khá nhiều đến đàn lợn, nên cần phải có những biện pháp phòng và trị căn bệnh này, công nghệ chỉnh sửa gen là một trong số đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại công nghệ này trong bài viết sau đây nhé!
Cúm lợn là gì?
Cúm lợn hay cúm heo là bệnh do vi rút cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra ở lợn. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt đối với lợn từ 1 – 5 tuần tuổi. Bệnh lây lan nhanh, làm cả đàn bị bệnh trong cùng một thời điểm. Nếu lợn mắc bệnh bội nhiễm các bệnh kế phát khác, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.
Các đợt dịch thường xảy ra ở các đàn heo, nơi bệnh gây tỷ lệ ốm cao song hiếm khi làm chết heo. Chủng virus gây bệnh có thể biến thể thành dạng có khả năng gây lây từ người sang người. Những người tiếp xúc với gia cầm, gia súc có nguy cơ nhiễm virus từ động vật mang loại biến thể này, chúng là nguyên nhân gây ra sự bùng phát dịch cúm heo năm 2009. Khi đó, chủng virus phát hiện thuộc loại virus cúm C hoặc virus cúm A.
Xu hướng lây lan của cúm lợn
Cúm heo có xu hướng lây lan vào mùa thu và mùa đông; song có thể lưu truyền quanh năm. Có nhiều loại cúm heo khác nhau. Giống như cúm người, cúm heo không ngừng biến đổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC), triệu chứng nhiễm cúm heo ở người nhìn chung giống như các triệu chứng của bệnh cúm; và các bệnh giống như cúm. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, ho, đau họng, đau mình, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Một số bệnh nhân còn có triệu chứng khác lạ như; tiêu chảy và ói mửa. Các loại phụ cúm A H1N1, H1N2, H3N1, H3N2, và H2N3. Là các biến thể virus được phát hiện gây ra cúm.
Tác dụng của công cụ chỉnh sửa gen
Công cụ chỉnh sửa gen giúp hạn chế virus cúm lợn
Theo báo cáo nghiên cứu khoa học của Viện Roslin, công cụ chỉnh sửa gen có thể bổ sung hiệu quả cho các phương pháp hiện tại; nhằm ngăn ngừa bệnh tật trên lợn.
Nghiên cứu cho thấy, các công nghệ chỉnh sửa gen mang lại cơ hội hạn chế virus cúm lợn lây lan trong các trang trại; và giảm nguy cơ đại dịch. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Porcine Health Management.
Phương pháp tiếp cận này có thể được sử dụng; để cải thiện hiệu quả của vacxin; và tạo ra những con lợn có khả năng kháng lại bệnh cúm, căn bệnh đã lây truyền sang người trên khắp thế giới trong đại dịch vào năm 2009; và gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp chăn nuôi lợn trị giá 1 tỷ USD, ở thời điểm đó.
Ngăn ngừa sự lây nhiễm ở các trang trại chăn nuôi lợn trên toàn thế giới
Theo nhà khoa học Hamish Salvesen (Viện Roslin), cúm lợn gây ra gánh nặng kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi và là mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe con người. Nếu các công cụ chỉnh sửa gen được các cơ quan quản lý và xã hội chấp thuận, chúng có thể mang lại lợi ích thực sự trong việc bổ sung các biện pháp hiện có để ngăn ngừa sự lây nhiễm ở các trang trại chăn nuôi lợn trên toàn thế giới.
Theo đánh giá của các nhà khoa học từ Viện Roslin (Viện nghiên cứu khoa học động vật tại Easter Bush, Midlothian, Scotland) cho thấy, các công cụ chỉnh sửa gen có thể bổ sung cho các chiến lược hiện nay để kiểm soát dịch cúm lợn- nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp, sốt, chán ăn và ảnh hưởng đến năng suất.
Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả; nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus cúm trên lợn cũng sẽ cải thiện các tiêu chuẩn phúc lợi động vật trong trang trại, đồng thời giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Được áp dụng trong các hệ thống sản xuất vacxin để giảm chi phí sản xuất
Viện Roslin cho biết, các công nghệ chỉnh sửa gen; có thể được sử dụng để thay đổi chính xác các gen ở lợn; mà virus cúm khu trú để tạo ra sự lây nhiễm, cũng như để ngăn chặn các virus khác ảnh hưởng đến lợn. Công nghệ chỉnh sửa gen cũng có thể được áp dụng trong các hệ thống sản xuất vacxin; để giảm chi phí sản xuất, điều này có thể sẽ cải thiện hiệu quả; bằng cách tăng khả năng hấp thu.
Nghiên cứu cho thấy, các biện pháp thực hành chăn nuôi nhằm tăng cường phúc lợi động vật có hiệu quả nhất; khi tập trung vào việc ngăn ngừa virus lây lan tại các trang trại; hơn là việc chống, quét dập ổ dịch.
Các loại vacxin cúm lợn ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn; nhằm tăng sản lượng lợn, giảm gánh nặng dịch bệnh nói chung; nhưng có thể sẽ không hiệu quả một khi virus biến chủng đột ngột.
Nguồn: nongnghiep.vn