Mô hình làm chuồng nuôi chim bồ câu mà bạn cần biết

mất:6 phút, 55 giây để đọc.

Mô hình nuôi chim bồ câu đang dần trở nên quen thuộc ở các tỉnh thành, vùng quê trên cả nước. Nhiều gia đình nuôi chim bồ câu có của ăn của để, thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của họ. Có khá nhiều mô hình nuôi chim bồ câu đang trở thành hướng đi bền vững giúp nhiều người chăn nuôi cải thiện được kinh tế. Mỗi mô hình có các cách làm khác nhau để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Sau đây Nông nghiệp thủy sản sẽ hướng dẫn mọi người những cách làm chuồng chim bồ câu đúng kỹ thuật nhất cho tất các cả mô hình, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây ngay nhé!

Chuồng chim bồ câu theo kiểu thả vườn

Chuồng chim bồ câu theo kiểu thả vườn

Mô hình nuôi chіm bồ câu thả đã xuất hіện tại Việt Nam từ thế kỉ trước. Khi ấy, mục đích chủ yếu của người nuôi là để làm cảnh và chỉ bắt thịt để đãi khách quý. Dần dần, số lượng bồ câu phát triển mạnh thì nhu cầu thịt bồ câu mới dần được hình thành.

Nυôi chim bồ câu thả có đặc điểm là người nuôi chỉ đóng chuồng cho chim sіnh sản và nghỉ ngơi. Còn lại сhіm bồ câυ được thả tự do như sống ngoàі thiên nhiên. Mô hình nuôi này rất ít tốn công chăm sóc và tiết kiệm rất nhiều chi phí thức ăn, thuốc… Tuy nhiên khi рhát triển thành mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm thì nó lại bộc lộ nhiềυ nhược điểm như khó kiểm soát đàn, dễ lây lan bệnh dịch…

Chuồng nuôi theo kiểu bán công nghiệp

Chuồng nuôi theo kiểu bán công nghiệp

Nuôi bồ câu nhốt chuồng là hướng đi mới, phù hợp với những khu vực có diện tích nhỏ hẹp hoặc quy mô trang trại rộng lớn, nuôi công nghiệp. Rất nhiều nước ở Châu Âu đã áp dụng mô hình chuồng nuôi bồ câu nhốt. Nhiều tỉnh ở Việt Nam có một số trang trại nuôi bồ câu Pháp nhốt chuồng thành công như Đồng Nai, Quảng Nam, Hồ Chí Minh, Nam Định, Hà Tĩnh.

Nuôi bồ câu theo hướng bán công nghiệp khắc phục được những nhược điểm của nuôi chăn thả; và nuôi nhốt chuồng hoàn toàn. Theo đó, người nuôi vừa dễ kiểm soát, chăm sóc vừa đảm bảo được chất lượng thịt cung ứng cho thị trường. Chính vì vậy, đây là một trong những hướng đi lý tưởng và phù hợp hiện nay.

Vật liệu và cấu tạo chuồng nuôi bồ câu

Vật liệu làm chuồng khá đa dạng, có thể sử dụng gỗ tự nhiên, tre, lưới. Tùy thuộc vào quy mô phát triển mà chủ trang trại lựa chọn vật liệu phù hợp. Nhưng cần đảm bảo tính chắc chắn, bền, sử dụng được lâu dài. Cấu tạo của một chuồng bồ câu đẹp gồm có hai khu chính. Khu lồng nuôi nhốt và khu sân vườn. Khu chuồng nuôi nhốt có thể thiết kế giống với chuồng nuôi bồ câu thả. Tuy nhiên diện tích của mỗi ô chuồng (chiều cao x chiều sâu x chiều rộng) sẽ khoảng 40 x 60 x 50cm là phù hợp.

Với kiểu nuôi bán công nghiệp thì bà con nên xếp các tủ chuồng theo kiểu chữ U, ở giữa là sân thả. Nền sân thả bên ngoài phải được láng xi măng hoặc lát gạch đỏ. Có độ nghiêng từ 3 – 5% thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh và thoát nước.

Lưới vây, giàn chim đậu và máng thức ăn

Lưới vây được dùng để quây xung quanh khu vực sân nuôi tạo thành một không gian riêng cho chim bay lượn nhưng không thể thoát ra ngoài. Các mặt xung quanh sử dụng lưới thép B40 chắc chắn, quây kín. Mặt bên trên dùng lưới nilon chắn nắng. Diện tích của vườn chim sẽ tỉ lệ thuận với tổng số đàn. Khoảng 180m2 sẽ nuôi được từ 200 – 250 đôi chim.

Bà con có thể bố trí máng ăn máng uống theo kiểu chung cho cả đàn hoặc đặt riêng lẻ theo từng ô. Nhưng để đạt được hiệu quả cao thì tốt nhất nên đặt theo từng ô riêng biệt. Thường sử dụng các loại máng ăn bằng nhựa dẻo, kích thước từ 5 x 15cm đến 10 x 20cm. Tùy vào kích thước đàn mà bà con bố trí hợp lý. Ở trong khu vực vườn chim nên làm các giàn đậu bằng tre, nứa, các ống nhựa có thường kính khoảng 1,5cm, khoảng cách giữa mỗi giàn là 40cm (bố trí giống với giàn trồng mướp).

Chuồng nuôi bồ câu theo kiểu công nghiệp

Chuồng nuôi bồ câu theo kiểu công nghiệp

Mô hình nuôi bồ câu nhốt hoàn toàn phù hợp với nuôi thương phẩm, đặc biệt là giống chim bồ câu Pháp. Ở miền Bắc mô hình này ít phát triển, tuy nhiên nhiều tỉnh ở miền Nam đã áp dụng và cho hiệu quả kinh tế cao.

Vật liệu và cấu tạo chuồng nuôi bồ câu

Vật liệu làm chuồng nuôi bồ câu công nghiệp đa dạng, thường sử dụng sắt, tôn, cót ép, nhựa, bê tông cốt thép, lưới thép B40…Kiểu làm chuồng phổ biến nhất là chuồng nuôi chim bồ câu nhiều tầng làm bằng khung thép, kích thước phụ thuộc vào số ô chuồng. Theo đó, có thể làm 2 tầng chuồng, có tổng cộng từ 8 – 10 ngăn. Chiều cao của chuồng tính từ mặt đất đến phần sàn thấp nhất là 60cm. Phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát, hợp vệ sinh và vừa tầm chăm sóc. Mỗi một ô chuồng sẽ có một cửa ra vào nhỏ. Kích thước 20 x 20cm để thuận tiện cho việc bắt chim phòng trị bệnh hoặc xuất bán.

Ô chuồng cho chim bồ câu

Chuồng nuôi được chia thành các ô. Mỗi ô chuồng bồ câu có 40 x 60 x 50cm dùng để nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở lên. Bà con có thể xếp các tủ chuồng theo kiểu chữ E hoặc chữ U. Nhưng không được đặt sát tường, phải cách tường tối thiểu 60cm. .

Nếu nuôi quần thể – chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6 tháng tuổi có thể làm ô chuồng rộng với chiều dài 6m, chiều rộng 3,5m, chiều cao 5,5m (tính cả máy). Còn khi thiết kế chuồng nuôi chim thịt thương phẩm. Nuôi chim vỗ béo từ 21 – 30 ngày tuổi. Bà con thiết kế các ô chuồng tương tự như chuồng cá thể nhưng nuôi được với mật độ dày từ 45 – 50 con/m2, hạn chế chúng đi lại vận động. Trong ô chuồng không có ổ đẻ, ánh sáng tối thiểu.

Cửa các ô chuồng có kích thước tối thiểu là 15 – 20cm. Có thể mở ra mở vào để nhốt và bắt chim. Cửa chuồng phải phẳng, mịn, tránh gây trầy xước cho chim. Ở đáy của mỗi ô chuồng đều làm bằng lưới thép thuận tiện cho việc thoát phân. Bên dưới lưới thép, cách khoảng 5cm có một tấm hứng phân làm bằng nhựa, cót ép hoặc tôn có độ nghiêng nhẹ. Có thể kéo ra đẩy vào một cách dễ dàng. Trung bình khoảng 1 – 2 ngày phải tiến hành thay rửa một lần, đổ phân vào hố chứa. Hoặc bao tải tiếp tục xử lý, tránh ô nhiễm môi trường, phát sinh khí độc hại.

Máng thức ăn, uống

Máng ăn có thể làm bằng tre hoặc tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài 15cm, rộng 5cm, sâu 5 x 10cm. Máng uống có thể tận dụng lon, chai nhựa, vỏ lon bia, vỏ nước giải khát, cốc nhựa. Kích thước máng uống cho một đôi chim bố mẹ: đường kính 5 – 6cm, cao 8 – 10cm. Nuôi theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp, bà con bố trí thêm máng đựng các loại thức ăn bổ sung như sỏi, muối ăn, chất khoáng. Kích thước máng đựng thức ăn bổ sung bằng với máng nước. Nên sử dụng vật liệu bằng gỗ hoặc nhựa dẻo, tránh dùng kim loại.

Nguồn: xxe.com.vn

, , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *