Trong văn hóa ẩm thực của mỗi dân tộc, mỗi nơi đều có những món ăn đặc trưng riêng, mang nét đặc trưng riêng. Đối với người dân tộc Tày, món ăn của họ đã trở thành đặc sản, người ta chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Ẩm thực người dân tộc Tày là một loại hình ẩm thực mang đậm nét văn hóa của vùng núi phía Bắc nước ta. Nếu có dịp đến đây du lịch, bạn đừng bỏ qua 5 món ăn sau nhé!
Ẩm thực dân tộc Tày chứa đựng những nét văn hóa của người dân miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong khẩu phần ăn của gia đình người Tày luôn có cơm, món chính là rau, ngoài ra còn có một hoặc hai món phụ làm từ thịt. Đây là một số đặc điểm của dân tộc Tày, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những món ăn đặc sắc của người dân tộc Tày nhé!
Món bánh gio
Bánh gio là món ăn không thể thiếu trong bộ sưu tập ẩm thực dân tộc Tày. Người Tày chế biến loại bánh này bằng cách đốt một số loại thân cây như: cây sấu, cây tầm gửi,… rồi lấy gio để chắt lấy nước gio. Sau đó họ dùng loại gạo nếp có hạt to tròn ngâm một đêm trong nước gio. Sáng hôm sau đổ ra hong cho ráo nước rồi gói bằng lá dong (có nhiều nơi gói bằng lá chuối).
Bánh được đun lên xong phơi khô cho ráo nước thì có thể sử dụng ngay. Bánh gio có vị thanh mát, dịu ngọt của gạo nếp hòa quyện với hương lá dong. Đây là món ăn mà từ người già đến trẻ nhỏ đều khó lòng mà cưỡng nổi.

Món xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc được tạo bởi từ 5 loại xôi. Với 5 màu khác nhau tượng trưng cho ngũ hành: trắng, xanh,đen, đỏ, vàng tương ứng với kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Để làm nên 5 màu sắc này cho món xôi. Người Tày sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để tạo màu.Xôi vàng được tạo màu từ 2-3 củ nghệ tươi mài nhỏ. Phần xôi có màu xanh được làm từ các loại lá cây như : lá gừng, vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cơm,… Phần xôi màu đen lại được làm từ lá sau sau đem giã nhỏ rồi trộn với nước. Tiếp đến là màu đỏ, để có được màu này; người ta dùng lá cây đỏ đen đem giã nhỏ.
Cuối cùng là máu trắng, đến đây bạn chỉ cần nấu xôi trắng đơn giản mà thôi. Khi đã nấu đủ 5 loại xôi, người ta xếp vào khuôn sao cho 5 món xôi cùng được đặt trên một chiếc đĩa. Xôi ngũ sắc có vị thơm ngon đặc trưng của ẩm thực dân tộc Tày. Hơn nữa; các loại lá cây rừng để nấu xôi ngũ sắc còn được cho là có thể chữa một số bệnh liên quan đến đường ruột.
Qua kinh nghiệm pha chế từ dân gian cho ra xôi ngũ sắc. Ngoài hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn bởi màu sắc, chất của loại lá cây rừng. Còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Món bánh chuối người Tày ở Nguyên Bình – Cao Bằng
Mặc dù bánh chuối là món ăn phổ biến mà chúng ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi. Tuy nhiên, bánh chuối của người Tày ở Cao Bằng lại có một hương vị rất đặc biệt. Xứng đáng trở thành món ăn đặc sản trong danh sách ẩm thực dân tộc Tày.
Nhân bánh chuối có đỗ, lạc, đường còn lại các phụ gia đều làm từ chuối. Đây là món ăn có vị chua chua lại ngọt ngọt. Phù hợp với khẩu vị của mọi lứa tuổi. Bánh chuối là món ăn được ưa chuộng trong các dịp rằm hay tết nhất là rằm tháng giêng và rằm tháng 7.
Điều hấp dẫn ở bánh chuối là ngoài nhân là đỗ; lạc và đường còn lại các phụ gia đều từ chuối. Lá gói bánh cũng từ lá chuối trong vườn, dây lạt buộc bánh cũng từ dây chuối đúng là chẳng giống với bất kỳ loại bánh nào. Dễ ăn, vừa ngon vừa lạ, vị chua chua, ngọt ngọt của chuối và đường phên. Chẳng thế mà bánh chuối rất dễ thưởng thức, vừa ngon vừa lạ, hấp dẫn khách gần xa.
Người Tày luôn coi bánh chuối là thành phần quan trọng phải có trong mỗi nghi lễ. Vì thế sản vật này luôn tồn tại, trở thành nét văn hóa ẩm thức đặc trưng.
Món cơm lam
Cơm lam là món ăn được làm từ gạo nếp. Gạo sau khi ngâm được cho vào trong ống tre, giang. Hoặc nứa cùng với nhân lạc kèm theo một chút thịt nửa nạc nửa mỡ.
Tiếp đó người ta đổ nước rồi đậy nắp để đem nướng trên bếp. Một thời gian đủ chin thì bắt ra chờ cho cơm nguồi rồi thưởng thức. Mùi thơm của hương dừa, vị ngọt dẻo của cơm nếp, vị béo ngậy của lạc. Và thịt trong món cơm lam này chắc chắn sẽ khiến bạn muốn thưởng thêm nhiều hơn nữa.
Món thịt trâu khô – Đặc sản của dân tộc Tày
Thịt trâu sau khi đã được mổ, người ta đem từng tảng thịt to đi chế biến cho chín. Rồi tẩm gia vị để ăn, món ăn này có thể để lâu ăn dần. Trong những lần ăn sau, người ta thường chế biến thịt trâu với lá cải. Hoặc tỏi tây để làm món canh rau cải và món thịt trâu khô xào tỏi. Món ăn này có một vị rất đặc trưng đó là vị cay, thơm. Từ các loại rau quả hòa quyện với bùi ngậy của thịt trâu. Có thể nói đây là một trong những đặc trưng không thể thiếu khi nói đến ẩm thực dân tộc Tày.
Các món ăn này không chỉ ẩn chứa giá trị về mặt dinh dưỡng mà hàm chứa trong đó là cả một giá trị văn hóa lớn lao. Vì vậy nếu muốn biết thêm về văn hóa nơi đây thì bạn hãy mau đến vùng núi phía Bắc nước ta. Và trải nghiệm ngay ẩm thực dân tộc Tày nhé!
Nguồn: travelmag.vn