Chăn nuôi cá chẽm – mô hình thủy sản tiềm năng trong tương lai

mất:6 phút, 29 giây để đọc.

Mô hình nuôi cá chẽm đã được người chăn nuôi thủy sản khu vực Đông Nam Á nói riêng, khu vực các nước Châu Á lựa chọn thực hiện từ hơn 20 năm trước. Ngành chăn nuôi loại cá này cũng đã thể hiện được những tiềm năng của mình trên thị trường thực phẩm. Có giá trị thương phẩm cao, phù hợp cho những người chăn nuôi quy mô nhỏ. Nhìn thấy được những tiềm năng lớn của mô hình chăn nuôi cá chẽm nên 2 Trung tâm khuyến nông của tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa đã quyết định đưa nó vào thử nghiệm. Và đã cho được nhiều kết quả rất khả quan.

Thiết kế và xây dựng ao trong chăn nuôi cá chẽm

Ao nuôi cá chẽm thường có hình chữ nhật với kích cỡ 2.000m2 đến 2ha. Độ sâu từ 1,2-1,5m. Mỗi ao cần có cống cấp và tiêu nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. Đáy ao bằng phẳng và dốc về cống thoát nước.

Chuẩn bị ao nuôi cá

Chuẩn bị ao nuôi thịt bao gồm các bước những chuẩn bị hệ thống nuôi. Trong nuôi đơn sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì tiến hành lấy nước đầy ao. Sau đó thả cá nuôi ngay.

Đối với nuôi ghép, sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì bón vôi hữu cơ (phân gà) với tỷ lệ một tấn/ha. Tiếp đó, tăng mức nước dần lên để thức ăn tự nhiên phát triển. Khi thức ăn tự nhiên phát triển nhiều thì thả cá rô phải bố mẹ vào với mật độ 5.000-10.000 con/ha. Tỷ lệ đực : cái là 1:3. Cá rô phải nuôi trong ao từ 1-2 tháng. Hoặc có thể để đến khi cá con xuất hiện nhiều thì thả cá chẽm giống vào ao nuôi.

Cá chẽm giống nuôi với kích cỡ 8-10 cm thả vào ao nuôi thịt với mật độ 10.000-20.000 con/ha trong ao nuôi đơn. Và 3.000-5.000 con/ha cho ao nuôi ghép. Trước khi thả cá giống phải thuần hóa chúng dần với nồng độ muối và điều kiện ao nuôi. Cá thả nuôi tốt nhất nên có kích thước đồng đều và thả cá vào lúc trời mát.

Thiết kế và xây dựng ao trong chăn nuôi cá chẽm

 

Các cách quản lý ao cá

Do phải duy trì thức ăn tự nhiên trong ao nên cần hạn chế sự thay đổi nước cho ao nuôi theo dạng kết hợp. Định kỳ 3 ngày thay một lần với lượng khoảng 50%. Tuy nhiên trong ao nuôi đơn do có cung cấp thức ăn hàng ngày, thức ăn dư thừa sẽ gây cho nước nhiễm bẩn. Chính vì vậy cần phải cung cấp nước thêm hàng ngày.

Thử nghiệm mô hình chăn nuôi cá chẽm

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% con giống, 50% thức ăn và được hỗ trợ kỹ thuật nuôi trong suốt quá trình triển khai. Sau gần 8 tháng nuôi trọng lượng cá ước đạt 800g/con. Tỷ lệ sống ước đạt 80%, năng suất ước đạt  8.9 tấn/ha. Mức giá bán tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/kg. Tổng mô hình thu được 890.000.000 đ/ha/vụ. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt gần 185.000.000 đ/ha/vụ.

Mang đến nhiều dấu hiệu tích cực với mô hình mới

Do có sự đầu tư tích cực về thức ăn và chọn lựa con giống tốt. Từ đảm bảo chất lượng, được kiểm tra mầm bệnh trước khi đưa vào nuôi. Các hộ tham gia mô hình cũng được tập huấn kỹ thuật. Vậy nên trong quá trình nuôi cá sinh trưởng nhanh không xảy ra dịch bệnh.

Để cho cá phát triển tốt, định kỳ 10 – 15 ngày thay khoảng 40 – 50% nước trong ao nuôi. Khi cá lớn, lượng thức ăn tăng dần thì thay nước nhiều hơn. Đồng thời cũng kết hợp dùng chế phẩm sinh học đánh vào ao nuôi 1 tuần/1 lần để đáy ao luôn sạch.

Cách để kiểm tra mức độ tăng trưởng của cá chẽm

Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá bằng cách đo chiều dài và cân trọng lượng. Hàng ngày, người nuôi phải kiểm tra các chỉ số môi trường ao nuôi như nhiệt độ, PH, lượng ôxy hoà tan trong ao nuôi… Kiểm tra 15 ngày/lần đối với các chỉ tiêu H2S, NO2, NH3, nồng độ ôxy sinh học, nồng độ ôxy hoá học…

Khi các chỉ tiêu này vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì có thể xử lý bằng cách thay 15 – 30% nước trong ao nuôi. Lượng cho ăn trong 2 tháng đầu từ 5 – 7% trọng lượng thân. Từ tháng thứ 3 trở đi cho ăn từ 2 – 3% trọng lượng thân.

Khi cho ăn cố định chỗ cho ăn và giờ cho ăn, hàm lượng đạm và cỡ thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn. Đinh kỳ hàng tháng kiểm tra trọng lượng cá và điều chỉnh lượng thức ăn cho các lần kế tiếp. Cứ 1 tháng/2 lần bổ sung vitamin C để tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tăng sức đề kháng cho cá.

Cách để kiểm tra mức độ tăng trưởng của cá chẽm

 

Mô hình chăn nuôi thủy sản mới nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh

Thành công từ mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm đã góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi thuỷ sản mặn lợ. Để người nuôi hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm thiểu hiện tượng bệnh cá. Giảm được việc sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản. Tạo được ra nhiều sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm… Cũng như sẽ làm cho người nuôi thay đổi tư duy về nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

Các hộ nuôi cũng được ứng dụng kết quả của dự án đã tiếp cận với phương thức nuôi mới, phù hợp với xu hướng. Và thấy được hiệu quả khi tham gia mô hình nuôi chẽm trong ao/hồ theo hướng thâm canh.

Bước đầu mở rộng đến những tổ hợp tác, tổ cộng đồng. Để nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Tạo vùng sản xuất tập trung có thương hiệu, kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để chủ động đầu ra góp phần giải quyết công ăn việc làm. Từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế cho người lao động trên một đơn vị diện tích.

Tín hiệu khả quan trong tương lai cho người nông dân

Từ hiệu quả kinh tế đem lại, kết hợp những tác động tích cực về môi trường, xã hội cho thấy mô hình đã mở ra một hướng đi rất mới. Mô hình thành công sẽ nhân rộng ra các vùng nuôi cá biển thương phẩm tập trung. Từ đó giúp nông ngư dân làm chủ được quy trình nuôi, nâng cao về sản lượng và chất lượng sản phẩm. Giúp sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Đồng thời hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã tìm kiếm được các doanh nghiệp trên địa bàn. Nhằm ký cam kết thu mua sản phẩm cho các hộ nuôi. Vì vậy, người dân có thể mở rộng diện tích nuôi cá chẽm mà không phải lo về thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Nguồn: khuyennongnghean.com.vn

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *